Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật là để nhằm tạo động lực phát triển kinh tế toàn diện
và bền vững. Trên địa bàn huyện có rất nhiều công trình đang thi công,
như các công trình thủy điện, thủy lợi, xây dựng, giao thông ….Trong đó,
nhiều công trình tận dụng nguồn vật liệu tại chỗ như cát, sạn, đá xây
dựng để đưa vào xây dựng công trình mà không cần phải mua, khai thác ở
nơi khác chuyển đến. Như vậy, xét về mặt kinh tế, các doanh nghiệp đã
giảm được giá thành sản xuất, hạ thấp chi phí đầu tư và đương nhiên nâng
cao được tỷ suất lợi nhuận. Đây là lợi thế so sánh mà nhiều doanh
nghiệp khác, địa phương khác khó có được.
Nguồn tài nguyên nêu trên do địa phương
quản lý, nó gắn liền với môi trường, sinh thái, cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của nhân dân. Do vậy, cần phải được quản lý chặt chẽ và được quy
hoạch cụ thể, chi tiết, ở đâu được khai thác, sử dụng cho nhu cầu xây
dựng và được thu đúng, thu đủ thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường; ở
đâu phải được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm khai thác trái phép.
Doanh nghiệp nào khai thác phải đăng ký,
lập dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt khai thác; kê khai sản
lượng khai thác với chính quyền địa phương và Chi cục thuế sở tại để nộp
Thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Luật
Thuế Tài nguyên và Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, ngày 25/8/2011 của Chính
phủ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản
lý và thực hiện nguồn thu này của địa phương đối với các ngành chức
năng được giao chưa được đến nơi, đến chốn, lãng phí nguồn tài nguyên và
bỏ sót nguồn thu góp phần tăng thu cho ngân sách. Một số doanh nghiệp
khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có thì cố tình né tránh viêc
nộp thuế Tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn
tài nguyên tại chỗ, không đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và
địa phương.
Tag: Luat thue tai nguyen, luat thue